1. Giới thiệu chung
Cùng với sự phát triển của công nghiệp hóa và đô thị hóa, nhiều loại chất thải khác nhau từ các hoạt động của con người có xu hướng tăng lên về số lượng như từ nước cống, rác sinh hoạt, chất thải công nghiệp đến các chất thải độc hại. Trong số các chất thải này, chất thải sinh hoạt từ các hoạt động của con người, nhất là từ các khu vực đô thị đông dân cư, là một trong những vấn đề cấp bách cần được quan tâm giải quyết để có thể duy trì điều kiện sống tốt cho con người.
Nguồn: Internet
Những sản phẩm gia đình thải ra chứa đựng những thành phần ăn mòn, độc, dễ bắt lửa, … phải được xem xét như là “chất thải nguy hại sinh hoạt”. Những sản phẩm như sơn, nước tẩy rửa, dầu mỡ, các loại pin – acquy đã qua sử dụng và những chất diệt côn trùng, thuốc sát trùng … chứa đựng nguy hiểm tiềm tàng là những thành phần cần có yêu cầu đặc biệt khi chúng ta dừng sử dụng chúng.
Một thói quen khá nguy hiểm và lãng phí mà chúng ta thường làm là đổ những chất thải này ngay xuống cống rãnh, vào bồn rửa của nhà vệ sinh, hoặc trong vài trường hợp chúng ta còn lưu trữ chúng ngay tại một vị trí nào đó trong nhà một thời gian. Những nguy hiểm của những thói quen như thế có thể không gây tác động ngay lập tức, tuy nhiên rõ ràng là cách làm, cách giải quyết như vậy là không thích hợp và có thể làm ô nhiễm môi trường cũng như là một mối đe dọa tới sức khỏe con người.
2. Những sản phẩm nguy hiểm trong nhà
Hầu hết người tiêu dùng không có ý thức rõ rệt về những sản phẩm có chứa những độc tố nguy hiểm mà họ đang sử dụng trong gia đình. Cũng chính vì vậy khi đi mua hàng về sử dụng, hầu như chúng ta chưa có được ý thức về tính độc hại của món hàng mình cần mua, và cũng có rất ít người có ý định sử dụng những sản phẩm thay thế bởi tính tiện dụng của chúng.
Trước tiên, làm sao để biết được món hàng mình cần mua là nguy hiểm?
Khi đọc nhãn của sản phẩm gắn trên bao bì sản phẩm chúng ta có thể nhận thấy: những nhắc nhở khi sử dụng. Về nguyên tắc, nhà sản xuất phải hướng dẫn, chỉ báo rằng độ nguy hiểm tức thời của sản phẩm là ở mức nào, nó có tính nguy hiểm, tính độc, tính dễ cháy hay tính ăn mòn không. Những sản phẩm không liệt kê những từ ngữ, ký hiệu thông thường là những sản phẩm ít nguy hiểm.
Nhìn chung, một sản phẩm là nguy hiểm khi nó chứa đựng một hoặc hơn những thuộc tính sau:
- Dễ cháy: Có thể dễ dàng cháy trong lửa hoặc được đốt cháy
- Dễ nổ/Phản ứng: Có thể nổ khi để ngoài ánh sáng, để nóng lên hoặc dưới sức ép
- Chất ăn mòn: Có thể gây cháy và phá hủy vải mỏng
- Độc: Có thể gây ra vết thương hoặc gây chết thông qua con đường tiêu hóa, hít thở, hoặc sự hấp thụ qua da
- Phóng xạ: Có thể gây hư hại và phá hủy những tế bào hay môi trường vật chất.
Nguồn: AEG Environmental
Một số mối hiểm nguy có thể gặp từ việc sử dụng các sản phẩm trong nhà
- Những sự pha trộn của vài sản phẩm nguy hiểm có thể sản sinh ra hơi nước nguy hiểm, sự nổ hoặc bắt lửa
- Những sản phẩm chứa đựng axit hoặc hóa chất khác có thể đốt cháy da, gây thương tích ở mắt hoặc ảnh hưởng đến hệ hô hấp
- Các loại hóa chất diệt côn trùng (thuốc sát trùng, thuốc diệt ruồi, muỗi, gián …), các loại sơn và dung môi có thể gây ra sự choáng váng, bệnh nhức đầu, buồn nôn, đổ mồ hôi, sự ảnh hưởng đến hệ thần kinh …
- Sự tiếp xúc nhiều lần (lâu dài, lặp đi lặp lại …) với một số loại hóa chất thông thường sử dụng hàng ngày có thể gây ra ung thư hoặc những khuyết tật khác.
- Các vật liệu nguy hại đặt trong các thùng chứa rác gia đình và công cộng có thể làm tổn thương nghiêm trọng những công nhân thu gom rác.
3. Quản lý CTNH trong hộ gia đình
Dưới đây là bảng liệt kê một số việc nên và không nên làm trong việc sử dụng an toàn các sản phẩm hóa chất trong gia đình:
Nguồn tham khảo: Giáo trình quản lý chất thải nguy hại – Tác giả: GS.TS. Lâm Minh Triết, TS. Lê Thanh Hải – Nhà xuất bản Xây dựng Hà Nội – 2006
Người viết: Đỗ Thị Huệ
Ngày đăng: 12/12/2022