BÁO CÁO TÓM TẮT LỘ TRÌNH MUA BÁN TÍN CHỈ CARBON TẠI VIỆT NAM

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang đối mặt với những thách thức nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu, việc giảm lượng khí thải các-bon trở thành một ưu tiên hàng đầu của cộng đồng quốc tế. Để đảm bảo sự phát triển bền vững và đóng góp tích cực vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã đưa ra lộ trình thực hiện mua bán tín chỉ các-bon.

Theo khoản 35 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020: Tín chỉ các-bon là chứng nhận có thể giao dịch thương mại và thể hiện quyền phát thải một tấn khí carbon dioxide (CO2) hoặc một tấn khí carbon dioxide (CO2) tương đương. [1]Như vậy, tín chỉ các-bon là một chứng nhận thể hiện quyền phát thải một tấn khí carbon dioxide (CO2) hoặc tương đương, chứng nhận này có thể dùng để trao đổi buôn bán.

Thông thường công ty sản xuất đều thải ra một lượng CO2  nhất định. Nếu vượt quá mức quy định thì họ phải mua thêm tín chỉ các-bon, ngược lại nếu phát sinh lượng CO2 thấp hơn quy định thì có thể bán phần tín chỉ chưa sử dụng cho doanh nghiệp khác có phát thải vượt mức giới hạn.

Ở Việt Nam, hoạt động mua bán tín chỉ các-bon được quy định tại Điều 19, Nghị định số 06/2022/NĐ-CP. Theo đó, hoạt động mua bán tín chỉ các-bon được thực hiện trên cơ sở tự nguyện hoặc bắt buộc. Các bên tham gia thị trường các-bon tự nguyện có thể mua bán tín chỉ các-bon với nhau thông qua các sàn giao dịch tín chỉ các-bon. Hoạt động mua bán tín chỉ carbon bắt buộc được thực hiện giữa các bên phát thải thuộc đối tượng phải thực hiện giảm phát thải khí nhà kính theo quy định của pháp luật.

 Báo cáo này sẽ tóm tắt quy trình mua bán tín chỉ các-bon ở Việt Nam và đóng góp vào việc hiểu rõ hơn về vai trò của Việt Nam trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Xem bản báo cáo đầy đủ:

Tại đây

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *