1. Chất thải nguy hại là gì?
Theo Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14, chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây nhiễm độc hoặc có đặc tính nguy hại khác.
2. Nguồn phát sinh chất thải nguy hại
Nguồn ảnh: Internet
Do tính đa dạng của các loại hình công nghiệp, các hoạt động thương mại tiêu dùng, các hoạt động trong cuộc sống hay trong các hoạt động công nghiệp mà chất thải nguy hại có thể phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau. Nhìn chung có thể chia các nguồn phát sinh chất thải nguy hại thành 4 nguồn chính như sau:
- Từ các hoạt động công nghiệp (ví dụ khi sản xuất thuốc kháng sinh sử dụng dung môi methyl chloride, xi mạ sử dụng cyanide, sản xuất thuốc trừ sâu sử dụng dung môi là toluene hay xylene …)
- Từ các hoạt động nông nghiệp (ví dụ sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật độc hại)
- Thương mại (quá trình nhập – xuất các hàng độc hại không đạt yêu cầu cho sản xuất hay hàng quá hạn sử dụng …)
- Từ việc tiêu dùng trong dân dụng (ví dụ việc sử dụng pin, hoạt động nghiên cứu khoa học ở các phòng thí nghiệm, sử dụng dầu nhớt bôi trơn, acquy các loại …)
Trong các nguồn thải nêu trên thì hoạt động công nghiệp là nguồn phát sinh chất thải nguy hại lớn nhất và phụ thuộc rất nhiều vào loại ngành công nghiệp. So với các nguồn phát thải khác, đây cũng là nguồn phát thải mang tính thường xuyên và ổn định nhất. Các nguồn phát thải từ dân dụng hay từ thương mại chủ yếu không nhiều, lượng chất thải tương đối nhỏ, mang tính sự cố hoặc do trình độ nhận thức và dân trí của người dân. Các nguồn thải từ các hoạt động nông nghiệp mang tính chất phát tán dạng rộng, đây là nguồn rất khó kiểm soát và thu gom, lượng thải này phụ thuộc rất nhiều vào khả năng nhận thức cũng như trình độ dân trí của người dân trong khu vực.
3 Một số vấn đề trong lấy mẫu và phân tích chất thải nguy hại
Kết quả phân tích định tính chất thải sẽ là cơ sở dữ liệu làm căn cứ để xác định việc phân loại chúng và chọn lựa phương pháp kiểm soát xử lý thích hợp. Để số liệu phân tích có tính chính xác cao, vấn đề lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển mẫu và phương pháp phân tích có ảnh hưởng đáng kể. Ngoài ra các công tác quản lý và các biện pháp an toàn cũng nắm một vai trò quan trọng quyết định đặc trưng của số liệu. Đây chính là các nét đặc trưng trong công tác kiểm soát và đảm bảo chất lượng (QA&QC).
Các phương pháp phân tích chất thải nguy hại có thể tham khảo trong nhiều tài liệu của người ngoài như EPA 1979, EPA 1977, EPA 1985a, EPA1979a, APHA 180, APHA 1995.
Phụ trách bài viết: Đỗ Thị Huệ