Trong quá trình phát triển công ty, SOLEN đã vinh dự được kết nối với các tổ chức Nhật Bản với tư cách là đối tác và khách hàng của chúng tôi, bao gồm các công ty tư nhân và cả các viện nghiên cứu Nhật Bản. Trong đó, một trong những khách hàng và đối tác Nhật Bản của chúng tôi, Trung tâm ASEAN của Đại học Kyoto, vừa xuất bản một chương sách khoa học có tên (tạm dịch) “Tiếp cận Thực nghiệm và Đồng cảm bởi các Điều phối viên Khoa học, Công nghệ và Đổi mới tại Đông Nam Á” (bản gốc tiếng Anh: “Empirical and Empathetic Approaches Taken by Science, Technology and Innovation Coordinators in Southeast Asia”.
Cuốn sách này giới thiệu vai trò của Điều phối viên Khoa học, Công nghệ và Đổi mới (STI). Nó nêu bật những nỗ lực của họ trong việc quản lý những dự án quốc tế và đa ngành (TDR) quy mô lớn được hỗ trợ bởi quỹ công. Đặc biệt, họ chú trọng vào trường hợp của Đại học Kyoto. Điều đặc trưng của các dự án TDR này là cách tiếp cận thực nghiệm và đồng cảm và nó được trình bày chi tiết trong bốn phần chính:
- Tiếp cận thực nghiệm và đồng cảm: Nghiên cứu cho khu vực Đông Nam Á của Đại học Kyoto;
- Nghiên cứu điển hình về phối hợp STI để kết nối ASEAN và Nhật Bản;
- Kết quả và viễn cảnh tương lai;
- Kết luận.
Trong cuốn sách này, vai trò của điều phối viên STI được mô tả chi tiết và các tác giả cũng nêu rõ cần xem xét kỹ lưỡng tầm quan trọng của việc phát triển nhân lực trong ngành điều phối viên STI. Do đó, cộng đồng STI ASEAN-Nhật Bản nên hiện thực hóa các chương trình phát triển nguồn nhân lực cho các điều phối viên STI phù hợp với nhu cầu địa phương trong từng thể chế và bối cảnh.
Theo cuốn sách này, vẫn còn một số câu hỏi chưa được giải quyết, chẳng hạn như:
Theo cuốn sách này, vẫn còn một số câu hỏi chưa được giải quyết, chẳng hạn như:
- Việc một nhà nghiên cứu hoặc quan chức chính phủ giữ vị trí điều phối có phù hợp hay chúng ta nên phát triển các điều phối viên STI chuyên nghiệp toàn thời gian trong ASEAN?
- Xây dựng các chương trình giảng dạy như thế nào để đào tạo điều phối viên STI một cách có hệ thống và hiệu quả?
- Mỗi ngành nên đóng vai trò gì trong mối quan hệ của ASEAN và Nhật Bản?
Tóm tắt chương:
Chương này tìm hiểu các phương pháp tiếp cận thực nghiệm và đồng cảm được một nhóm nghiên cứu thực địa đến từ Nhật Bản sử dụng, cộng tác cùng các cá nhân đến từ nhiều khu vực khác nhau của Đông Nam Á. Mục tiêu của họ là giải quyết những thách thức chung của xã hội và cố vấn cho thế hệ tài năng tương lai tiếp theo. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu tại Đại học Kyoto đã thực hiện một cuộc khảo sát trực tuyến và tổ chức các cuộc họp nhóm nghiên cứu, thu hút khoảng 700 đối tác trong ASEAN. Mặc dù các hướng dẫn công việc chính thức về tuyển dụng quản trị viên nghiên cứu toàn thời gian còn hiếm trong khu vực nhưng nhiều nhà nghiên cứu và quan chức chính phủ ở ASEAN đã nhận ra tầm quan trọng của việc hợp tác này trong việc thúc đẩy các dự án STI. Các dự án điều phối ASEAN-Nhật Bản đã chứng minh rằng họ có kinh nghiệm thực tế, chuyên môn cao cùng kỹ năng giao tiếp tốt. Điều này hoàn toàn phù hợp với các giá trị văn hóa tại châu Á. Nhưng điều đó đòi hỏi cần có những chương trình đánh giá và đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu STI của địa phương.
Từ khóa: Nghề nghiệp; tiêu chuẩn kỹ năng; nghiên cứu thực nghiệm; phân tích định lượng; môi trường làm việc hợp tác; các nhà quản lý và quản trị viên nghiên cứu; hiệu suất; Nhật Bản
Từ khóa: Nghề nghiệp; tiêu chuẩn kỹ năng; nghiên cứu thực nghiệm; phân tích định lượng; môi trường làm việc hợp tác; các nhà quản lý và quản trị viên nghiên cứu; hiệu suất; Nhật Bản
————————————————————————————————————————————–
Đây là một cuốn sách truy cập mở.
Nếu bạn muốn hiểu thêm về chủ đề này, hãy tìm cuốn sách HERE
Nếu bạn muốn hiểu thêm về chủ đề này, hãy tìm cuốn sách HERE