Radon là nguyên nhân thứ hai gây ung thư phổi trong dân số nói chung, sau nguyên nhân hút thuốc lá. Các nghiên cứu dịch tễ học đã cung cấp bằng chứng thuyết phục về mối liên hệ giữa phơi nhiễm radon trong nhà và ung thư phổi, ngay cả ở mức radon tương đối thấp thường thấy trong các tòa nhà dân cư. Bài viết dưới đây sẽ trình bày về khí radon là gì? Cơ chế tác động và ảnh hưởng của radon trong nhà đến sức khỏe con người
1. Khí Radon là gì?
Radon là khí phóng xạ phát ra từ đá và đất có xu hướng tập trung trong không gian kín như hầm mỏ hoặc nhà ở. Đặc biệt là Rn-222 là sản phẩm của chuỗi phân rã phóng xạ Urani-238 (chiếm khoảng 99.3%). Con người có thể tiếp xúc với radon chủ yếu do hít thở Radon trong không khí đi qua các vết nứt và kẽ hở trong các tòa nhà và nhà ở. Ngoài ra, nó là một loại khí vô hình, không mùi, không vị, thấm qua mặt đất và khuếch tán vào không khí.
Viện Ung thư Quốc gia định nghĩa radon là “một loại khí phóng xạ được giải phóng từ sự phân rã thông thường của các nguyên tố uranium, thorium và radium trong đá và đất”. Radon (222Rn) là một loại khí hiếm được hình thành từ Radium (226Ra) và là sản phẩm phân rã của Uranium (238U) trong đất và đá. Các sản phẩm phân rã khác của uranium bao gồm các đồng vị Thoron (220Rn) và Actinon (219Rn). Khí Radon, có chu kỳ bán rã từ 3 đến 8 ngày, phát ra từ đá và đất và có xu hướng tập trung ở những không gian kín như hầm mỏ hoặc nhà ở. Nó là một nguồn ảnh hưởng bức xạ ion hóa đến con người và động thực vật trên bề mặt trái đất.
2. Nguồn gốc xâm nhập của radon
Nguồn ảnh: Internet
Vào những năm 1950, người ta quan sát thấy nồng độ Radon cao trong nước sinh hoạt và nước uống từ giếng khoan. Ban đầu, lo ngại về Radon trong nước tập trung vào ảnh hưởng đến sức khỏe con người khi uống nước. Sau đó, người ta xác định rằng nguy cơ chính của Radon là do hít phải khí Radon thải ra trong nhà, và nguyên nhân chính dẫn đến sự xâm nhập của khí đến từ các vết nứt và kẽ hở trong các tòa nhà và nhà ở. Các nguồn khác như Radon từ vật liệu xây dựng, nước giếng ít đóng góp hơn trong hầu hết các trường hợp. Theo Dịch vụ Chương trình Radon Quốc gia Hoa Kỳ, Radon thoát ra khỏi đất trước khi bị kẹt ngay dưới móng của tòa cao ốc. Các khí bị mắc kẹt tích tụ áp suất, áp lực này dồn chúng vào tòa nhà qua các bức tường và sàn nhà.
3. Sự thay đổi nồng độ của khí Radon
Nguồn: Internet
Nồng độ Radon trong nhà thay đổi theo cấu trúc xây dựng các tòa nhà và thói quen thông gió trong phòng của từng gia đình. Những nồng độ này không chỉ thay đổi đáng kể theo mùa mà còn thay đổi từ ngày này sang ngày khác, thậm chí là từ giờ này sang giờ khác. Do sự biến động này, việc ước tính nồng độ Radon trung bình hàng năm trong không khí trong nhà đòi hỏi các phép đo đáng tin cậy về nồng độ Radon trung bình trong ít nhất ba tháng và tốt nhất là lâu hơn. Các phép đo ngắn hạn sẽ chỉ cung cấp một dấu hiệu sơ bộ về nồng độ Radon thực tế.
4. Cơ chế tác động của Radon tới con người
Khi hít phải khí Radon, các hạt alpha ion hóa dày đặc phát ra từ các sản phẩm phân rã tồn tại trong thời gian ngắn của Radon (218 Po và 214 Po) lắng đọng, có thể tương tác với mô sinh học trong phổi dẫn đến tổn thương DNA. Vì ngay cả một hạt alpha đơn lẻ cũng có thể gây ra tổn thương di truyền lớn cho một tế bào, nên tổn thương DNA liên quan đến Radon có thể xảy ra ở bất kỳ mức độ phơi nhiễm nào. Do đó, không có ngưỡng nồng độ cao nhất chưa gây ra khả năng gây ung thư phổi của Radon.
5. Ảnh hưởng của Radon tới sức khỏe con người
Nguồn ảnh: Radon Evironmental
Radon là nguyên nhân quan trọng thứ hai gây ung thư phổi sau hút thuốc lá ở nhiều quốc gia. Radon có nhiều khả năng gây ung thư phổi ở những người hút thuốc hoặc những người đã từng hút thuốc trong quá khứ hơn là ở những người không hút thuốc suốt đời do tác động kết hợp mạnh mẽ giữa hút thuốc và Radon. Tuy nhiên, nó là nguyên nhân chính gây ung thư phổi ở những người chưa bao giờ hút thuốc.
Trước đây, các cuộc điều tra về khí Radon tập trung vào những người khai thác dưới lòng đất tiếp xúc với nồng độ Radon cao trong môi trường nghề nghiệp của họ. Tuy nhiên, vào đầu những năm 1980, một số cuộc điều tra về nồng độ Radon trong nhà và các tòa nhà khác đã được thực hiện. Và kết quả của những cuộc điều tra này cùng với ước tính rủi ro dựa trên nghiên cứu của công nhân mỏ, đã cung cấp bằng chứng gián tiếp rằng Radon có thể là một nguyên nhân quan trọng gây ra ung thư phổi trong dân số nói chung. Sau này, các nghiên cứu về radon trong nhà và ung thư phổi ở Châu Âu, Bắc Mỹ và Châu Á cung cấp bằng chứng mạnh mẽ ràng Radon liên quan đến tỷ bệnh ung thư phổi trong dân số nói chung. Các ước tính hiện nay về tỷ lệ ung thư phổi liên quan đến Radon nằm trong khoảng từ 3% đến 14%, tùy thuộc vào nồng độ Radon trung bình ở các quốc gia và các phương pháp tính toán.
6. Các phương pháp giảm thiểu lượng khí Radon trong nhà
Phần lớn lượng khí Radon trong nhà cao do phát thải từ nền nhà, Radon khuếch tán ra khỏi mặt đất và vào trong nhà. Phương pháp chung để giảm thiểu lượng khí Randon trong nhà là mở các ô thông gió, cửa sổ,… như vậy sẽ có sự chuyển dịch không khí tự nhiên. Tuy nhiên một số trường hợp cần phải sử dụng các ô thông gió bắt buộc do các cấu trúc ngôi nhà thiết kế trên các sàn bê tông, trên các cột (nhà sàn), cửa sổ và cửa ra vào hay đón kín. Nếu bạn lo lắng rằng có thể có vấn đề, hãy liên hệ với Cục Kiểm soát và an toàn bức xạ, hạt nhân thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ. Các cán bộ chuyên môn của Cục sẽ giúp bạn quyết định phải làm gì. Họ có thể khuyên bạn về cách để kiểm tra mức Radon trong nhà của bạn, và rồi, nếu có vấn đề, về cách khắc phục nó.