I. Quy hoạch giao thông đường bộ ở Hà Nội
a. Đặt vấn đề
Hệ thống giao thông đường bộ tại Hà Nội đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu trong sự phát triển toàn diện của thành phố, đặc biệt là trong bối cảnh môi trường kinh tế và xã hội ngày càng đổi mới và phát triển. Đây được coi là động lực đáng kể đằng sau sự năng động và sôi động của kinh tế đô thị, hệ thống giao thông đường bộ không chỉ là cầu nối giữa các quận, mà còn là yếu tố quan trọng quyết định sự liên kết giữa các khu vực, các ngành công nghiệp và các lĩnh vực dịch vụ.
-
Quy hoạch giao thông đường bộ tại Hà Nội
Quy hoạch giao thông đường bộ tại Hà Nội được thực hiện dựa trên các quy hoạch chung của thành phố, bao gồm quy hoạch chung phát triển đô thị, quy hoạch giao thông vận tải và quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội. Mục tiêu của quy hoạch là xây dựng một hệ thống giao thông đường bộ hiệu quả, an toàn và bền vững, đáp ứng nhu cầu di chuyển của người dân và phát triển kinh tế- xã hội.
Hà Nội sẽ phát triển mạng lưới đường bộ với các trục giao thông chính, đường cao tốc, cầu đường và hầm để nối các khu vực trong thành phố và các vùng lân cận. Đồng thời, sẽ có các biện pháp để giảm ùn tắc giao thông và cải thiện an toàn giao thông, bao gồm xây dựng các tuyến đường phụ, đường vòng cung, và đường dẫn vào thành phố.
b. Mục tiêu quy hoạch
- Xây dựng hệ thống giao thông vận tải hoàn thiện đáp ứng được các tiêu chí: Bền vững, đồng bộ, hiện đại trên cơ sở định hướng của Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050.
- Cụ thể hóa định hướng Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội trong Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050.
- Xây dựng kế hoạch đầu tư hệ thống giao thông vận tải theo các giai đoạn, xác định các dự án ưu tiên.
- Đề xuất các giải pháp về tổ chức, quản lý giao thông và các cơ chế chính sách cho việc quản lý, thực hiện Quy hoạch.
- Làm cơ sở cho việc lập dự án đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.
II. Hiện trạng giao thông đường bộ ở HN
Mạng lưới giao thông đường bộ Hà Nội hiện đang khai thác có tổng chiều dài là 23.420,2 km bao gồm 5 tuyến cao tốc và vành đai; 11 tuyến đường quốc lộ; 128 tuyến đường tỉnh; 1.220 tuyến đường đô thị… Hà Nội có 7 tuyến Vành đai (5 vành đai đô thị; 2 vành đai liên vùng); 9 tuyến cao tốc; 11 trục hướng tâm; 18 cầu vượt sông Hồng, 8 cầu vượt sông Đuống; 20 trục chính đô thị chủ yếu (11 trục phía Bắc sông Hồng; 9 trục phía Nam sông Hồng); 08 trục đô thị thứ yếu.
Theo thống kê của Sở Giao thông vận tải Hà Nội, tính đến tháng 11/2022, địa bàn Thủ đô Hà Nội có 7.784.657 phương tiện giao thông (ôtô 1.056.423, xe máy 6.545.317, xe máy điện 182.917), chưa kể khoảng 1,2 triệu phương tiện từ các tỉnh, thành tham gia giao thông tại Thủ đô. Trong khi đó, mạng lưới vận tải khách công cộng bằng xe buýt gồm 154 tuyến, mạng lưới xe buýt tiếp cận đến 30/30 quận, huyện, thị xã đạt 100%, tỷ lệ vận tải khách công cộng hiện nay đạt được khoảng 17,8%.
Theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt, tỷ lệ diện tích đất giành cho giao thông phải đạt từ 20-26%; diện tích đất giành cho giao thông tĩnh đạt 3-4%, tỷ lệ vận tải công cộng phải đạt được từ 50-55%. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ diện tích đất dành cho giao thông trên diện tích đất xây dựng đô thị mới đạt được khoảng 10,07%; diện tích đất giành cho giao thông tĩnh mới chưa đến 1%; tỷ lệ vận tải công cộng đạt được khoảng 17,8%.
III. Kế hoạch phát triển hệ thống giao thông đường bộ ở HN
-
Mục tiêu
Theo kế hoạch số 195/ KD(2), UBND thành phố đặt mục tiêu tỷ lệ đất dành cho giao thông so với đất xây dựng đô thị tăng từ 0,25-0,3% (tổng diện tích đất dành cho giao thông năm 2023 đạt 10,65% đất xây dựng đô thị). Phấn đấu hàng năm giảm từ 5% đến 10% tai nạn giao thông trên cả 3 tiêu chí (số vụ, số người chết, số người bị thương), phấn đấu không để xảy ra các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng. Vận tải hành khách công cộng đảm bảo chất lượng, phục vụ hiệu quả; phấn đấu đạt chỉ tiêu tỷ lệ đảm nhận vận tải hành khách công cộng năm 2023 đạt 21,5-23%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Kế hoạch 195/KH-UBND Hà Nội 2023 Khắc phục hạn chế, khuyết điểm liên quan đến “hệ thống hạ tầng giao thông chưa đồng bộ; tình trạng ùn tắcgiao thông còn xảy ra ở một số nơi” (25/7/2023)
- Quyết định số 519/QDD-TT của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt quy hoạch giao thông vânj tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (31/3/2016)
- Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam, 2019. Báo cáo đánh giá chất lượng không khí tại Hà Nội
- Đặng Sơn; Quy hoạch mạng lưới đường sắt đô thị Hà Nội: Sớm điều chỉnh những bất cập; 20/8/2023; Báo kinh tế và đô thị.
Xem báo cáo đầy đủ của chúng tôi tại đây:https://docs.google.com/document/d/19ruB3dA4HgEs0EnQu0ArOUFwzhGC53V6/edit