THỜI TRANG “ĂN LIỀN” – HẬU QUẢ KHÔN LƯỜNG

1.  Khái niệm thời trang “ăn liền”

Thời trang ‘ăn liền” không phải là một xu hướng thời trang, mà đây là một hình thức kinh doanh của các hãng thời trang. Có thể hiểu những hãng thời trang này sản xuất ra những loại quần áo với giá thành rẻ, hợp mốt, lấy ý tưởng từ những bộ sưu tập cao cấp trên sàn catwalk hoặc thiết kế theo lối ăn mặc của những người nổi tiếng.

2. Sự tiện dụng thời trang “ăn liền” đem lại

Đối với người mua, có lẽ sự tiện lợi lớn nhất là giá thành. Không tốn quá nhiều tiền, chúng ta đã sở hữu được những bộ đồ hợp mốt. 

Thứ hai là sự đa dạng trong mẫu mã kiểu dáng, chúng ta có thể dễ dàng lựa chọn cho mình bộ trang phục phù hợp.

Việc mua sắm cũng trở nên dễ dàng hơn khi các hãng thời trang nhanh chú trọng đến sự thuận tiện cho khách hàng.

3. Ảnh hưởng tiêu cực của thời trang “ăn liền” lên môi trường

Do áp lực giảm chi phí và tăng tốc độ thời gian sản xuất, những nhà sản xuất chọn giải pháp hy sinh môi trường: Họ sử dụng các loại thuốc nhuộm và hóa chất rẻ gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng.

Sử dụng các loại nguyên vật liệu giá rẻ gây ảnh hưởng nghiêm trọng: Sử dụng các loại sợi tổng hợp (polyester), hoặc sợi tự nhiên như cotton, linen, len, dạ,… đều trải qua quá trình sản xuất với nhiều giai đoạn phức tạp, đòi hỏi nhiều phản ứng phức tạp và tiêu tốn một lượng lớn các thuốc bảo vệ thực vật.

Văn hóa tiêu thụ của người dùng: Người tiêu dùng sau vài tháng, họ sẽ chán các sản phẩm thời trang “ăn liền” và nhanh chóng vứt bỏ chúng đi. Điều này tạo ra một khối lượng rác thải quần áo khổng lồ.

Tác hại khôn lường của polyester: Sợi tổng hợp (polyester) là loại vải phổ biến nhất trên thế giới, sau quá trình giặt trong máy giặt gia đình, sợi vải này bị phân tách ra thành những mảnh vụn sợi vải siêu nhỏ (microfiber) dễ dàng đi qua đường ống nước và hệ thống xử lý nước thải để đổ ra sông, biển. Hệ quả là lượng nhựa trong nước biển ngày càng tăng, các loài động vật biển vô tình sẽ ăn phải. Cuối cùng, theo chuỗi thức ăn, sau những mẻ đánh cá, chính con người sẽ ăn phải những mảnh vụn hoá học đó vào người.

4. Thời gian phân hủy của rác thải quần áo

  • Cao su (ủng, túi, phụ kiện): 50-80 năm
  • Vải da: 50 năm
  • Vải nilon, polyester: 30-40 năm
  • Vải len: 1-5 năm.
  • Vải cotton: 2-8 tháng

5. Biện pháp giảm thiểu 

  • Mua sắm ít đi, chỉ mua khi thực sự cảm thấy cần thiết.
  • Hãy là những người tiêu dùng thông minh, chọn lựa kỹ càng cũng như tìm hiểu kỹ các loại vải trước khi mua chúng.
  • Học cách giữ gìn, bảo quản để sử dụng được lâu.
  • Tận dụng quần áo cũ để tái chế.
  • Ban hành luật cấm các thương hiệu, nhà sản xuất tiêu hủy sản phẩm tồn kho

 

[THAM KHẢO]
  1. https://summerdays.com.vn/fast-fashion-dang-huy-hoai-moi-truong-nhu-nao/
  2. Mặt tối của thời trang nhanh, chúng mình nên làm gì?
  3. Xu hướng tiêu dùng của gen Z và sự chuyển mình của ngành thời trang

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *