Việt Nam và cuộc đua tới “Net zero”

Nguồn ảnh: https://s.net.vn/tXvo

1. Định nghĩa “Net zero”

       “Net zero” là một trạng thái lý tưởng mà tại đó lượng khí nhà kính thải ra được cân bằng với lượng khí thải thoát ra khỏi khí quyển. Sự cân bằng này còn được gọi là mức phát thải ròng bằng 0. Thuật ngữ này cũng có thể hiểu đơn giản là việc không làm gia tăng tổng lượng khí thải vào bầu khí quyển (lượng phát thải CO2 bằng 0).

2. Lộ trình “Net zero”

  • Trường hợp giới hạn sự sóng lên toàn cầu ở 1,5ºC: lượng “Net Zero” đối với khí CO2 cần đạt được trong khoảng thời gian từ năm 2044 – 2052 và tổng lượng phát thải khí nhà kính buộc phải duy trì ở mức 0 từ năm 2063 – 2068
  • Trường hợp giới hạn sự nóng lên toàn cầu ở mức 2ºC: cần đạt “Net zero” đối với lượng phát thải CO2 vào năm 2070 (với 66% khả năng giới hạn sự ấm lên ở 2ºC) đến năm 2085 (với 50-66% khả năng). Tổng lượng phát thải khí nhà kính cần đạt “Net Zero” vào cuối thế kỷ hoặc sớm hơn.

3. Cam kết của Việt Nam

  • Tham gia thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu có hiệu lực từ năm 2016, Việt Nam cam kết giảm phát thải khí nhà kính. Mặc dù là nước đang phát triển nhưng có lợi thế về năng lượng tái tạo, Việt Nam sẽ xây dựng triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ bằng nguồn lực của mình hướng tới mục tiêu “Net zero” vào năm 2050.
  • Bên cạnh đó, Việt Nam cam kết giảm phát thải khí nhà kính metan 30% vào năm 2030, cam kết chống suy thoái rừng và chuyển đổi năng lượng sạch.

4. Cơ hội của “Net zero”

  • Với những cam kết mạnh mẽ tại hội nghị COP26, Việt Nam sẽ đón nhận cơ hội phát triển kinh tế bền vững thông qua tăng trưởng ít phát thải, kinh tế tuần hoàn và thích ứng với biến đổi khí hậu. Đây là một xu thế phát triển toàn cầu.
  • Đặc biệt, Việt Nam là một nước có lợi thế về năng lượng tái tạo. Vì thế, Việt Nam có thể thu hút được nguồn tài chính xanh từ gói tài chính được cam kết từ các quốc gia với 100 tỷ USD mỗi năm cho phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và năng lượng tái tạo, đón đầu sự dịch chuyển các dòng đầu tư và tín dụng của các tổ chức tín dụng – tài chính trên thế giới.

5. Thách thức trong thực hiện “Net zero” của Việt Nam

  • Hiện nay tại Việt Nam năng lượng là lĩnh vực phát thải lớn nhất, 60% lượng phát thải năm 2020 từ công nghiệp năng lượng. Chính vì vậy năng lượng sẽ là ngành quyết định mục tiêu “Net zero” của Việt Nam.
  • Để đạt được mục tiêu “Net zero” vào năm 2050 thì cần dừng triển khai các dự án than mới, cũng như đưa ra lộ trình tiến tới loại bỏ các dự án than hiện tại.
[TLTK]
  1. https://tapchinganhang.gov.vn/giai-phap-thuc-hien-cam-ket-phat-thai-rong-bang-0-net-zero-vao-nam-2050-cua-viet-nam.htm
  2. https://moit.gov.vn/phat-trien-ben-vung/cuoc-dua-toi-net-zero.html

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *