FOOD LOSS: Mặt khác của lãng phí thực phẩm?

FOOD LOSS: Mặt khác của lãng phí thực phẩm?

Trên thực tế, Food Loss chưa có định nghĩa rõ ràng. Nhưng nhìn nhận bài toán tổng quan về vấn đề lãng phí thực phẩm, chúng tôi sẽ đưa ra một số định nghĩa cụ thể và đặc điểm của Food Loss ở dưới đây.

I. Food Loss là gì?

  • Food Loss hay còn được gọi là thất thoát lương thực. Chính là sự giảm số lượng hoặc chất lượng thực phẩm do các quyết định và hành động của các nhà cung cấp thực phẩm trong chuỗi, không bao gồm các nhà bán lẻ, nhà cung cấp dịch vụ thực phẩm và người tiêu dùng (SOFA, 2019).
  • Theo High Level Panel of Experts, Food Loss là sự sụt giảm ở tất cả các giai đoạn của chuỗi cung ứng thực phẩm trước cấp độ người tiêu dùng về khối lượng thực phẩm ban đầu được dùng cho con người.
  • FAO định nghĩa Food Loss là sự giảm trọng lượng (chất khô) hoặc chất lượng (giá trị dinh dưỡng) của thực phẩm ban đầu được sản xuất để tiêu dùng cho con người. Hầu hết những tổn thất đó là do sự thiếu hiệu quả được tạo ra trong chuỗi cung ứng thực phẩm, chẳng hạn như hậu cần và cơ sở hạ tầng kém, sự khan hiếm công nghệ, kiến ​​thức, kỹ năng và năng lực quản lý của những người tham gia chuỗi cung ứng và thiếu khả năng tiếp cận thị trường.

II. Sự khác nhau của Food Loss và Food Waste

Về cơ bản, Food Waste đại diện cho sự loại bỏ xảy ra trong các giai đoạn phân phối, tiếp thị và tiêu dùng. Còn Food Loss đại diện cho sự thất thoát ngay trước tiêu dùng.

Hình 1: Sự khác nhau của Food Loss và Food Waste (Nguồn: National Library of Medicine)
     Hình 1. Sự khác nhau của Food Loss và Food Waste (Nguồn: National Library of Medicine)

III. Food Loss liệu có phải vấn đề lớn?

Food Loss xảy ra trong rất nhiều giai đoạn, đặc biệt được kể đến như:

  • Trong quá trình sản xuất;
  • Trong giai đoạn xử lý, lưu trữ;
  • Trong giai đoạn chế biến và đóng gói.

Do vậy, khối lượng thực phẩm bị mất mát dựa vào rất nhiều cơ sở hạ tầng, công nghệ và chuỗi cung ứng,… Điều này được nhìn thấy rất rõ ràng tại các đất nước đang phát triển như Việt Nam.

Hình 2: Chuỗi giá trị của cây sắn tại Việt Nam (Nguồn: To Kim Anh – Hanoi University of Science and Technology)
  Hình 2. Chuỗi giá trị của cây sắn tại Việt Nam (Nguồn: To Kim Anh – Hanoi University of Science and Technology)

Tại Việt Nam, chuỗi giá trị bị chia nhỏ. Điều này gây áp lực cho chính phủ trong việc quản lý khi hành lang pháp lý còn chưa vững chắc. Dẫn đến tình trạng lượng Food Loss bị mất mát rất nhiều.

Điều gì sẽ xảy ra khi ta không nhìn ra sớm hơn sự thất thoát quá lãng phí này?

  • Gánh nặng cung cấp thực phẩm cho 7,6 tỷ dân, dự kiến tăng lên 10 tỷ vào năm 2050;
  • Nhu cầu về dinh dưỡng và lối sống tốt hơn;
  • Tài nguyên không thay đổi (đất, nước, ánh sáng mặt trời) và có hạn (nguyên liệu hóa thạch);
  • Xả nhiều chất thải hữu cơ và độc hại, ảnh hưởng đến môi trường;
  • Thách thức trong việc đảm bảo an ninh-chất lượng-an toàn-môi trường.

[TÀI LIỆU THAM KHẢO]

  1. Rovshen Ishangulyyev, Sanghyo Kim, Sang Hyeon Lee 3. Understanding Food Loss and Waste—Why Are We Losing and Wasting Food? 2019. National Library of Medicine. doi: 10.3390/foods8080297;
  2. To Kim Anh. Food Loss and Food Waste Vietnam case. 2023. Summer school in Circular Economy.

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *