Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn ở Việt Nam

Khái niệm: Rác thải sinh hoạt là các chất thải mà con người không sử dụng tới, thải ra trong cuộc sống hàng ngày như bao ni lông, thức ăn, vỏ trái cây, các đồ vật không sử dụng được hoặc hư hỏng,… và được chia thành 3 loại: rác tái chế, rác hữu cơ và rác vô cơ.

  1. Quy định về phân loại và phương pháp phân loại.
  • Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định chất thải sinh hoạt do hộ gia đình, cá nhân phát sinh được phân loại như sau:

+  Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế;

+  Chất thải thực phẩm;

+  Chất thải rắn sinh hoạt khác.

  • Phương pháp phân loại

+ Rác hữu cơ dễ phân hủy: là các loại rác dễ bị thối rữa trong điều kiện tự nhiên sinh ra mùi hôi thối như: các loại thức ăn thừa, hư hỏng (rau, cá chết…), vỏ trái cây,….

+  Rác thải khó phân hủy được chia làm 2 loại đó là rác tái chế và không tái chế. Rác tái chế là các loại rác có thể sử dụng lại nhiều lần trực tiếp hoặc chế biến lại như: giấy, các tông, kim loại (khung sắt, máy tàu hỏng,…), các loại nhựa…. Còn lại các loại rác không tái chế là phần thải bỏ.

  1. Lợi ích việc phân loại rác thải tại nguồn
  • Góp phần tiết kiệm được tài nguyên; mang lại lợi ích cho chính chủ nguồn thải từ việc tận dụng phế liệu tái chế và phân compost tự chế biến;
  • Giảm thiểu ô nhiễm;
  • Góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên và môi trường;
  • Giảm thiểu tổng lượng rác thải trong cộng đồng thải ra môi trường nhằm giảm tải cho môi trường, tiết kiệm chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý.

  1. Khó khăn và hạn chế trong việc thực hiện phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn
  • Do nhận thực của người dân trong việc phân loại còn hạn chế
  • Việc tổ chức thực hiện phân loại rác chưa được diễn ra đồng bộ
  • Chưa có đủ cơ sở hạ tầng, trang thiết bị đầy đủ để thực hiện phân loại và thu gom, vận chuyển.
  • Kinh phí đầu tư cho chương trình phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn còn chưa cao.

  1. Quy định về thực hiện phân loại 
  • Theo quy định tại khoản 7 Điều 79 Luật bảo vệ môi trường năm 2020, chậm nhất là ngày 31/12/2024 hộ gia đình, cá nhân phải thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo khoản 1 Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và thực hiện giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy định tại khoản 1 Điều 79 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Sau ngày 31/12/2024, Hộ gia đình không thực hiện phân loại rác theo quy định sẽ bị xử phạt và chi trả giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định.
  • Mức xử phạt không phân loại rác thải sinh hoạt

Khoản 1 Điều 26 Nghị định 45/2022 quy định: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi hộ gia đình, cá nhân không phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; không sử dụng bao bì chứa chất thải rắn sinh hoạt theo quy định.

    TLTK: Luật bảo vệ môi trường 2020

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *