Rừng đặc dụng và các biện pháp bảo vệ rừng đặc dụng tại Việt Nam

Nguồn ảnh: https://s.net.vn/eV6P

1. Rừng đặc dụng là gì?

Theo Điều 5 luật Lâm nghiệp năm 2017,

Rừng đặc dụng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên, nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo tồn di tích lịch sử – văn hóa, tín ngưỡng, danh lam thắng cảnh kết hợp du lịch sinh thái; nghỉ dưỡng, giải trí trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng; cung ứng dịch vụ môi trường rừng, bao gồm:

  • Vườn quốc gia;
  • Khu dự trữ thiên nhiên;
  • Khu bảo tồn loài – sinh cảnh;
  • Khu bảo vệ cảnh quan bao gồm rừng bảo tồn di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; rừng tín ngưỡng; rừng bảo vệ môi trường đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao;
  • Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học; vườn thực vật quốc gia; rừng giống quốc gia.

2. Hiện trạng rừng đặc dụng tại Việt Nam

Tổng diện tích đất, rừng đặc dụng tính đến năm 2019 là 2.373.640 ha, trong đó diện tích đất có rừng là 2.161.661 ha, đất được quy hoạch phát triển rừng là 211.979 ha. 

Tính đến năm 2019, nhiều khu rừng đặc dụng ở Việt Nam đã nỗ lực xây dựng hệ thống và năng lực quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế và đã nhận được các danh hiệu quốc tế: 9 Khu dự trữ sinh quyển, 8 Khu đất ngập nước Ramsar, 5 Khu di sản ASEAN và 2 Khu di sản thiên nhiên thế giới. 

Việt Nam tiếp cận Danh lục xanh IUCN (tiêu chuẩn toàn cầu mới cho các khu bảo tồn) cuối năm 2017, tháng 09 năm 2020 Khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long đã chính thức trở thành Khu bảo tồn đầu tiên của Việt Nam và Đông Nam Á đạt Danh lục xanh. Hiện nay có Vườn quốc gia Cát Tiên, Vườn quốc gia Côn Đảo, Vườn quốc gia Pù Mát và Vườn quốc gia Cúc Phương mong muốn đăng ký tham gia tiến trình.

3. Các biện pháp bảo vệ rừng đặc dụng

  • Tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao nhận thức về vai trò, giá trị của các khu rừng đặc dụng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái lực. 
  • Triển khai thực hiện kịp thời các chính sách sinh kế phát triển rừng đặc dụng.  
  • Duy trì quân số trực 24/24 giờ, tăng cường tuần tra, kiểm soát, mật phục trên toàn diện địa bàn. 
  • Phát huy hòm thư tố giác, tổ tuần tra rừng cộng đồng tại các thôn bản, nhất là các địa bàn là điểm nóng về khai thác, cất giấu, mua, bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật.
  • Sự tham gia phối hợp của các lực lượng chức năng, cấp ủy, chính quyền sở tại để từng bước ngăn chặn và đẩy lùi các hoạt động xâm hại đến rừng

TLTK:

  1. Luật lâm nghiệp 2017
  2. Hiện trạng rừng đặc dụng và rừng phòng hộ Việt Nam 2019
  3. Quản lý, bảo vệ rừng đặc dụng, trách nhiệm của cả cộng đồng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *