Tóm tắt khung pháp lý và những chính sách hỗ trợ để giải quyết vấn đề rác thải nhựa tại Việt Nam

NỘI DUNG

Đặt vấn đề 
1. Bối cảnh
2. Quy định của Việt Nam liên quan đến rác thải nhựa
a) Thay đổi phạm vi đối tượng trong hoạt động bảo vệ môi trường
b) Quy định về trách nhiệm tái chế, xử lý sản phẩm, bao bì thải bỏ của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu
c) Quy định về sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường
d) Những ưu đãi và hỗ trợ đối với các sản phẩm, dịch vụ thân thiên với môi trường
3. Xu hướng của các sản phẩm thay thế nhựa và các chính sách ủng hộ
4. Tài liệu tham khảo

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BVMT Bảo vệ Môi trường
CHXHCN Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
EPR Extended Producer Responsibility – Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất
EPS Expanded Polystyrene
Fs Định mức chi phí tái chế hợp lý
IUCN-EA The International Union for Conservation of Nature – Environmental Action (Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế – Hành động vì Môi trường)
MONRE Ministry of Natural Resources and Environment (Bộ Tài nguyên và Môi trường)
NĐ-CP Nghị định – Chính phủ
PE Polyethylene
PP Polypropylene
PS Polystyrene
QĐ-TTg Quyết định – Thủ tướng
QH Quốc hội

CĂN CỨ PHÁP LÝ

 

  1. Luật Bảo vệ môi trường 2020 số 72/2020/QH14 (ban hành ngày 17/11/2020, có hiệu lực ngày 01/01/2022);
  2. Quyết định số 1746/QĐ-TTg ngày 04/12/2019 của Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030;
  3. Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2020;
  4. Dự thảo 02, Thông tư ban hành Quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải. Bộ trưởng bộ tài nguyên và môi trường, 2022.

Đặt vấn đề

Ô nhiễm rác thải nhựa hiện nay đã trở thành vấn đề phức tạp ở Việt Nam. Vì thế, Việt Nam đã có những hành động để đối phó với vấn đề môi trường này, và đây là điều quan trọng cho sự phát triển bền vững trong trương lai của đất nước. Theo quyết định số 1746/QĐ-TTg của Bộ Tài nguyên và Môi trường (BTNMT, 2019)(1), Việt Nam đặt ra các mục tiêu nhằm đảo ngược quỹ đạo rác thải nhựa khi cam kết từng bước cắt giảm lượng rác thải nhựa trên biển và đại dương ở mức 50% vào năm 2025 và 75% vào năm 2030. Ngoài ra, sẽ loại bỏ nhựa dùng một lần tại các điểm du lịch ven biển và các khu bảo tồn biển vào năm 2030. Cùng với đó, là những thay đổi trong Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2020)(2) đã ban hành thêm nhiều quy định mới liên quan đến cơ chế quản lý rác thải nhựa tại nguồn và các quy định liên quan đến sản xuất, sử dụng và tái chế rác thải nhựa. Bài tóm tắt này sẽ làm rõ một số luận điểm và phương hướng giải quyết vấn đề rác thải nhựa ở Việt Nam theo trong thời gian tới.

Tải và xem toàn bộ báo cáo

Tại đây

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *