TỔNG QUAN HIỆN TRẠNG RỪNG VIỆT NAM

HIỆN TRẠNG RỪNG VIỆT NAM

1. Khái niệm về rừng   

Rừng (Theo Luật Lâm nghiệp 2017) là một hệ sinh thái bao gồm các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó thành phần chính là một hoặc một số loài cây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau có chiều cao được xác định theo hệ thực vật trên núi đất, núi đá, đất ngập nước, đất cát, hoặc hệ thực vật đặc trưng khác; diện tích liền vùng từ 0,3 héc ta trở lên; độ tàn che từ 0,1 trở lên.

2. Phân loại rừng

Theo điều 5, Luật số 16/2017/QH14, rừng tự nhiên và rừng trồng được phân thành 3 loại như sau:

  • Rừng đặc dụng, bao gồm:

+ Vườn quốc gia; 

+ Khu dự trữ thiên nhiên; 

+ Khu bảo tồn loài, sinh cảnh; 

+ Khu bảo vệ cảnh quan gồm rừng bảo tồn di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; rừng tín ngưỡng; rừng bảo vệ môi trường đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao; 

+ Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học; vườn thực vật quốc gia; rừng giống quốc gia. 

  • Rừng phòng hộ, bao gồm:

+ Rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư; rừng phòng hộ biên giới;

 + Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển.

  • Rừng sản xuất

3. Hiện trạng rừng tại Việt Nam

Diện tích hệ sinh thái rừng tự nhiên trên khắp cả nước bị suy giảm một cách nghiêm trọng. Trong đó, theo như con số thống kê còn cho biết độ che phủ rừng chỉ còn nằm trong con số 42%. Diện tích mặt hệ sinh thái rừng nguyên sinh còn khoảng 10%. Theo số liệu Báo cáo Chương trình điều tra, theo dõi và đánh giá tài nguyên rừng toàn quốc (NFIMAP) chu kì III. Hơn 2/3 diện tích rừng tự nhiên của Việt Nam được coi là rừng nghèo. Tốc độ mất rừng ở Việt Nam là 200.000 ha/năm, trong đó 60.000 ha do khai hoang, 50.000 ha do cháy và 90.000 ha do khai thác gỗ quá mức.

4. Giải pháp nào để cứu lấy rừng?

  • Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, nâng cao nhận thức về bảo vệ, phát triển rừng trong nhân dân cùng với việc tiếp tục thực hiện củng cố hệ thống tổ chức quản lý gắn với tăng cường bảo vệ tài nguyên rừng, đất lâm nghiệp;
  • Phân công trách nhiệm thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. Đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ cao, hiện đại trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, phát hiện sớm mất rừng, cháy rừng đảm bảo hiệu quả; khi xảy ra cháy rừng chỉ đạo điều tra, xác định nguyên nhân và đối tượng gây ra cháy rừng để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật;
  • Giám sát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, nhất là chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên. Quản lý chặt chẽ, kiểm tra các cơ sở chế biến gỗ, nhất là sử dụng gỗ rừng tự nhiên; xử lý nghiêm, đúng quy định pháp luật, kiên quyết đình chỉ hoạt động cơ sở chế biến gỗ vi phạm các quy định của Nhà nước;
  • Bổ sung nguồn lực, đảm bảo chế độ chính sách, động viên kịp thời để lực lượng Kiểm lâm, lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách yên tâm công tác, đáp ứng  yêu  cầu  nhiệm  vụ,  phù  hợp  với  điều  kiện  tình  hình  thực  tiễn của địa phương;
  • Kiểm soát suy thoái động, thực vật rừng hoang dã quý hiếm.

[TÀI LIỆU THAM KHẢO]

  1. Luật Lâm nghiệp năm 2017.
  2. https://www2.hcmuaf.edu.vn/data/quoctuan/Rung%20va%20vai%20tro%20cua%20rung.pdf, ngày 26/10/2023.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *