DẤU CHÂN SINH THÁI

I. Tổng quan

Dấu chân sinh thái là một phương pháp được Mạng lưới Dấu chân Toàn cầu thúc đẩy để đo lường nhu cầu của con người đối với vốn tự nhiên, tức là lượng thiên nhiên cần có để hỗ trợ con người và nền kinh tế của họ. Họ theo dõi nhu cầu này thông qua hệ thống tính toán sinh thái. Các tài khoản so sánh diện tích sản xuất sinh học mà con người sử dụng để tiêu dùng với diện tích sản xuất sinh học sẵn có trong một khu vực, quốc gia hoặc thế giới (năng lực sinh học, diện tích sản xuất có thể tái tạo những gì con người yêu cầu từ thiên nhiên). Tóm lại, đây là thước đo tác động của con người đến môi trường và liệu tác động đó có bền vững hay không. 

Dấu chân và năng lực sinh học có thể được so sánh ở quy mô cá nhân, khu vực, quốc gia hoặc toàn cầu. Cả dấu chân và nhu cầu về năng lực sinh học đều thay đổi hàng năng tùy theo số lượng người, mức tiêu thụ bình quân đầu người, hiệu quả sản xuất và năng suất của hệ sinh thái. Ở quy mô toàn cầu, các đánh giá về dấu chân cho thấy nhu cầu của nhân loại lớn như thế nào so với những gì Trái Đất có thể tái tạo. Mạng lưới Dấu chân Toàn cầu ước tính rằng, tính đến năm 2019, nhân loại đã sử dụng vốn tự nhiên nhanh hơn 75% so với tốc độ mà Trái đất có thể tái tạo, điều đang nói ở đây có nghĩa là dấu chân sinh thái của nhân loại tương ứng với 1,75 hành tinh Trái Đất. Việc sử dụng quá mức này được gọi là vượt quá mức sinh thái. 

Nguồn ảnh: footprintnetwork.org

II.Phương pháp Dấu chân sinh thái

Phương pháp Dấu chân xác định hai phần: trữ lượng sinh thái (diện tích cho năng suất sinh học) và nhu cầu con người. Theo đó, trữ lượng sinh thái được tính cho sáu kiểu diện tích:

– Đất trồng trọt (Cropland): là diện tích được sử dụng cho canh tác để thu lương thực, thức ăn gia súc và sợi bông, gồm 70 loại diện tích sơ cấp và 15 loại diện tích thứ cấp.
– Đất chăn nuôi (Grazing land): là diện tích được dùng để chăn nuôi động vật để lấy thịt, da, len và sữa, gồm đồng cỏ tự nhiên và bán tự nhiên.
– Rừng: gồm rừng tự nhiên và rừng trồng để thu gỗ nhiên liệu, gỗ tròn.
– Mặt nước thủy sản: là diện tích cung cấp thủy sản nước ngọt và nước biển, bao gồm 8 loại cá, động vật thủy sinh và 1 loại thực vật thủy sinh.
– Đất xây dựng: là diện tích được sử dụng để xây dựng cơ sở hạ tầng: nhà ở, khu công nghiệp, nhà máy điện,…
– Đất năng lượng hay “đất cacbon”: là diện tích đất hoặc đại dương cần để hấp thu phát thải CO2 từ quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch.

Dấu chân sinh thái được tính cho hơn 150 quốc gia trên thế giới, trong đó, tiêu thụ của mỗi quốc gia được tính bằng lượng sản phẩm sản xuất cộng với (+) lượng sản phẩm nhập khẩu, sau đó trừ đi (–) lượng sản phẩm xuất khẩu. Một quốc gia sẽ có “dự trữ sinh thái” nếu Dấu chân sinh thái nhỏ hơn Sức tải sinh học, ngược lại, nó sẽ ở trong tình trạng “thâm hụt sinh thái”. Hiện nay, hầu hết các quốc gia đều đang ở trong tình trạng thâm hụt sinh thái.

Ở Việt Nam, các số liệu tính Dấu chân sinh thái và Sức tải sinh thái có trong các báo cáo thường niên của National Footprint Network và WWF. Sự thay đổi Dấu chân sinh thái và Sức tải sinh học của Việt Nam diễn biến theo xu thế chung của toàn cầu, Dấu chân sinh thái tăng dần. Mặc dù so với toàn cầu Dấu chân sinh thái của Việt Nam vẫn ở mức chưa đáng lo ngại nhưng nhu cầu của Việt nam đối với tài nguyên đã lớn hơn sức tải của thiên nhiên.

III. Đánh giá kết quả

Dấu chân sinh thái chỉ ghi lại sự phụ thuộc tài nguyên của các thành phố vào vùng nội địa nông thôn. Tuy nhiên, các nhà phê bình cho rằng đây là một đặc điểm không rõ ràng, vì nồng dân ở các quốc gia phát triển có thể dễ dàng tiêu thụ nhiều tài nguyên hơn cư dân thành thị do yêu cầu vận chuyển và không có quy mô kinh tế. Những điều này cũng tương tự như việc đổ lỗi cho chiếc cân về lựa chọn chế độ ăn uống của người dùng. Ngay cả khi điều đó là đúng, những lời chỉ trích như vậy không phủ nhận giá trị của việc đo lường dấu chân sinh thái của các thành phố, khu vực hoặc quốc gia khác nhau và so sánh chúng. Những đánh giá như vậy có thể cung cấp những hiểu biết hữu ích về sự thành công hay thất bại của các chính sách môi trường khác nhau.

Số liệu này theo dõi năng lực sinh học nên việc thay thế các hệ sinh thái ban đầu bằng độc canh nông nghiệp năng suất cao có thể dẫn đến việc tạo ra năng lực sinh học cao hơn cho các khu vực đó. Ví dụ, việc thay thế rừng cổ thụ hoặc rừng nhiệt đới bằng rừng độc canh hoặc đồn điền có thể làm giảm dấu chân sinh thái. Tương tự, nếu năng suất canh tác hữu cơ thấp hơn so với các phương pháp thông thường, điều này có thể dẫn đến việc phương pháp hữu cơ bị “phạt” với dấu chân sinh thái lớn hơn. Các chỉ số đa dạng sinh học bổ sung cố gắng giải quyết vấn đề này. 

Dấu chân sinh thái trong nhiều năm đã được các nhà môi trường sử dụng như một cách để định lượng sự suy thoái sinh thái vì nó liên quan đến một cá nhân. 

[TÀI LIỆU THAM KHẢO]

  1. Nhiều tác giả. Ecological Footprints. 2022. Trích xuất từ: https://en.wikipedia.org/wiki/Ecological_footprint 
  2. Nhiều tác giả. Những điều cần biết về khái niệm Dấu chân sinh thái. 2023. Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam. Trích xuất từ: http://vpdf.org.vn/tin-tuc-su-kien/moi-truong-sinh-thai/nhung-dieu-can-biet-ve-khai-niem-da-u-chan-sinh-tha-i.html

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *