Ô nhiễm ánh sáng

Khái niệm: ô nhiễm ánh sáng (light pollution) là việc sử dụng ánh sáng quá mức cần thiết hoặc chiếu sáng không đúng, đặc biệt trong chiếu sáng công cộng gây hiện tượng chói lóa, chiếu vào nhà dân và làm sáng bầu trời đêm.

  1. Phân loại: Ô nhiễm ánh sáng thường được chia thành một số loại như:
  •  Ánh sáng xâm nhập (light trepass): là những ánh sáng xâm nhập vào khu vực sống của người khác mà họ không hề mong muốn. VD như chiếu đèn qua hàng rào nhà hàng xóm.
  •  Lạm dụng ánh sáng (over-illumination): Việc sử dụng ánh sáng quá mức cần thiết, không đúng mục đích gây lãng phí một nguồn năng lượng rất lớn.
  • Ánh sáng chói (glare): là hệ quả đối lập giữa vùng sáng và vùng tối trong tầm nhìn.
  • Ánh sáng lộn xộn (clutter): Nhóm ánh sáng không có hướng xác định, phát tán lộn xộn.
  • Ánh sáng chiếm dụng bầu trời (sky glow): Đây là các quầng sáng, vùng sáng của bầu trời đêm tại khu vực có người ở.

2. Nguyên nhân

  • Do hệ quả của lối sống văn minh, nền công nghiệp phát triển, quá trình đô thị hóa mạnh mẽ… Bởi việc phát triển về mọi mặt sẽ tăng thêm đời sống kinh tế, nhu cầu về sử dụng ánh sáng tăng quá mức.
  • Ngoài ra ô nhiễm ánh sáng có thể bắt nguồn từ một số yếu tố: 

                   + Bật các thiết bị chiếu sáng khi không sử dụng

                   + Sử dụng quá nhiều nguồn sáng trong cùng 1 khu vực

                   + Lựa chọn sai đồ đạc hoặc bóng đèn, không hướng ánh sáng vào các khu vực cần thiết

                   + Thiết kế hệ thống chiếu sáng chưa hợp lý, chỉ định mức độ ánh sáng cao hơn mức cần thiết cho một nhiệm vụ trực quan nhất định. dẫn đến việc sử dụng nhiều năng lượng quá mức cần thiết.

      3. Tác hại của ô nhiễm ánh sáng

  • Ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và tâm lý con người: gây các hiện tượng như mệt mỏi, đau đầu, căng thẳng, phiền muộn lo âu và suy gỉam chức năng sinh dục,… Theo cơ quan Nghiên cứu Ung thư IARC của Tổ chức Y tế Thế giới WHO năm 2007, ô nhiễm ánh sáng gây những rối loạn nhịp sinh học, từ đó dẫn đến nguyên nhân gây ung thư.
  • Tác động lên nền kinh tế xã hội: Gây lãng phí năng lượng: việc chiếu sáng chiếm ¼ năng lượng tiêu thụ trên thế giới . Trong đó có từ 50 – 90 % ánh sáng ở các tòa nhà là không cần thiết; Ảnh hưởng đến quan sát thiên văn.
  • Phá vỡ hệ sinh thái: ánh sáng đêm làm giảm khả hoạt động của côn trùng, sinh vật về đêm hay các loài hoa nở ban đêm, dựa vào các loài côn trùng này để thụ phấn, cũng vì thế mà bị ảnh hưởng…

4. Biện pháp khắc phục

  • Chỉ sử dụng ánh sáng vừa đủ với nhu cầu
  • Tắt đèn hoặc sử dụng chế độ hẹn giờ khi không cần thiết
  • Chọn thiết bị chiếu sáng phù hợp: chiếu sáng đủ, tập trung chiếu sáng vào khu vực cần thiết, các bước sóng ánh sáng ít gây ảnh hưởng tới môi trường xung quanh…

Để giảm thiểu việc ô nhiễm ánh sáng, cần có sự chung tay của cộng đồng và xã hội trong việc giảm ánh sáng chói, ánh sáng chiếm dụng bầu trời, giảm ánh sáng xâm nhập, và ánh sáng lộn xộn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

“Ô nhiễm ánh sáng và hiểm họa khôn lường.” Ô nhiễm ánh sáng và hiểm họa khôn lường, 2021, https://vov.gov.vn/o-nhiem-anh-sang-va-hiem-hoa-khon-luong-dtnew-318198. Accessed 27 September 2023.

“Ô nhiễm ánh sáng – Wikipedia tiếng Việt.” Wikipedia, https://vi.wikipedia.org/wiki/%C3%94_nhi%E1%BB%85m_%C3%A1nh_s%C3%A1n. Accessed 27 September 2023.

3 thoughts on “Ô nhiễm ánh sáng

  1. Pingback: Hiện tượng EI Nimo – Tác nhân và hệ luỵ - SOLEN

  2. Pingback: EL Nino phenomenon – Causes and consequences - Solen

  3. Pingback: エルニーニョ現象 – 原因と結果 - Solen

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *