Vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải

Để vận hành một công trình xử lý chất thải cần rất nhiều bước, bao gồm trong đó chính là các biện pháp phòng ngừa rủi ro, sự cố cho dự án. Do đó, các công trình xử lý chất thải cần phải có giai đoạn vận hành thử nghiệm. Mục đích của việc vận hành thử nghiệm là để nhận biết được hiệu quả xử lý của các công trình bảo vệ môi trường mà mình đã lắp đặt và có kế hoạch điều chỉnh, sửa lỗi nếu chưa phù hợp. Đây là cũng giai đoạn quan trọng để Chủ dự án có thể thay đổi công nghệ xử lý chất thải phù hợp thực tế hơn so với những đề xuất trong Báo cáo ĐTM ban đầu.

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu được những trình tự thủ tục cần có để hoàn thành một báo cáo vận hành thử nghiệm.

1. Thông tin chung

1.1. Đối tượng cần vận hành thử nghiệm.

Dựa theo Điều 46 của Luật BVMT 2020 có quy định các công trình BVMT phải vận hành thử nghiệm, cụ thể:

a, Công trình, thiết bị xử lý nước thải, bụi, khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại;

b, Các dự án sau khi hoàn thành công trình BVMT và cấp GPMT thì phải vận hành thử nghiệm đồng thời với quá trình vận hành thử nghiệm toàn bộ dự án đầu tư hoặc cho từng phân kỳ đầu tư hoặc cho hạng mục công trình xử lý chất thải độc lập để đánh giá tính hiệu quả, đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật. [1]

1.2. Thời gian vận hành thử nghiệm.

Căn cứ khoản 6 Điều 31 Nghị định 08/2022/NĐ-CP thì thời gian vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải được tính từ thời điểm bắt đầu vận hành thử nghiệm được quy định như sau:

– Từ 03 đến 06 tháng đối với trường hợp dự án là khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp và dự án đầu tư thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với công suất lớn quy định tại Cột 3 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP;

– Thời gian vận hành thử nghiệm đối với các dự án khác do chủ dự án đầu tư quyết định và tự chịu trách nhiệm nhưng không quá 06 tháng và phải bảo đảm đánh giá được hiệu quả của công trình xử lý chất thải theo quy định;

– Trường hợp phải gia hạn quá trình vận hành thử nghiệm, chủ dự án đầu tư phải có văn bản thông báo, nêu rõ lý do gia hạn và thời gian gia hạn không quá 06 tháng. Đối với các dự án đầu tư có quy mô lớn, đầu tư theo từng giai đoạn, thời gian vận hành có thể được kéo dài theo quy định của cơ quan cấp phép. [2]

2. Hồ sơ hoàn thành báo cáo vận hành thử nghiệm.

  • Thành phần giấy tờ: Theo Thông tư 02/2022-BTNMT

1, Giấy phép môi trường quy định tại Mẫu số 40 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

2, Giấy phép môi trường điều chỉnh quy định tại Mẫu số 41 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

3, Văn bản thông báo Kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư quy định tại Mẫu số 43 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

4, Quyết định cử cán bộ, công chức kiểm tra thực tế công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư, cơ sở trong quá trình vận hành thử nghiệm đối với các trường hợp không thuộc quy định tại khoản 4 Điều 46 Luật Bảo vệ môi trường theo quy định tại Mẫu số 44 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

5, Mẫu biên bản kiểm tra, giám sát vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của cán bộ, công chức theo quy định tại Mẫu số 45 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

6, Mẫu biên bản kiểm tra việc vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải đối với dự án đầu tư, cơ sở sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, dịch vụ xử lý chất thải nguy hại theo quy định tại Mẫu số 46 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Quy trình thực hiện thủ tục vận hành thử nghiệm các công trình xử lý

Tác giả: Nguyễn Thị Yến Nhi.

DANH MỤC THAM KHẢO

[1] “https://thuvienphapluat.vn/” [Online]. 

[2] “https://luatminhkhue.vn/” [Online].

[3] “https://moitruonghopnhat.com/” [Online].

————————————————————–

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *